Hiện nay, có rất nhiều thanh thép với các thiết kế, kiểu dáng khác nhau. Vì thế, trọng lượng của thép cũng phụ thuộc không nhỏ, không phải kiểu thép nào cũng giống nhau.
Thép là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Tùy vào từng mục đích cụ thể sẽ có thép hộp, thép tròn, thép chữ U, I, V, xà gồ.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại muốn tìm hiểu về trọng lượng của các loại thép. Bởi vì việc này có tác dụng rất lớn trong việc lựa chọn, định lượng chính xác, tránh sai sót.
Công thức tính trọng lượng của thép
Để biết được trọng lượng thép cụ thể theo kiểu dáng, diện tích, chiều dài, bạn cần phải sử dụng công thức. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, trọng lượng của thép sẽ được tính như sau:
Trọng lượng = 7850 x L x diện tích mặt cắt ngang.
Trong đó, các thông số sẽ được hiểu là:
– 7850: Trọng lượng riêng của thép (kg/m3).
– L: Chiều dài thực tế của cây thép khi tính trọng lượng.
– Diện tích mặt cắt ngang sẽ phục thuộc và chiều dày cây thép bạn chọn và hình dáng, đơn vị đo là m2.
Ngoài ra, một công thức khác cũng rất đúng và được nhiều người lựa chọn để tính trọng lượng. Đó là:
P = (m/V) x 9,81
Trong đó, các thông số được hiểu như sau:
– m: Khối lượng của thép, đơn vị đo Kg.
– V: Thể tích của vật được làm bằng thép, đơn vị đo m3.
– 9,81: Hằng số lực hút của trái đất lên thép.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn công thức trên, chúng tôi xin lấy một ví dụ cụ thể với thanh thép tròn đặc. Và ta có công thức tính là:
Trọng lượng = (7850 x L x 3,14 x d2)/4
Số pi 3,14 chính là đại diện cho kiểu thép hình tròn còn d là đường kính của cây thép tròn đó.
Khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Bây giờ, quay trở lại với công thức ban đầu, chúng tôi sẽ giải thích lần lượt các khái niệm và con số xuất hiện. Cụ thể:
Khối lượng riêng là khối lượng tính trên một đơn vị thể tích của vật đó.
Thép sẽ có khối lượng riêng tiêu chuẩn là 7850 kg/m3 hay nói cách khác là 7,85 tấn/m3, một mét khối thép sẽ có trọng lượng 7,85 tấn.
Tính khối lượng riêng của thép với nhiều kiểu dáng khác nhau cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn trên.
Một vật sẽ được coi là có trọng lượng khi nó chịu tác động của lực hút trái đất. Ta cũng sẽ có giá trị g = 9,81. Suy rộng ra trọng lượng riêng sẽ bằng khối lượng riêng x 9,81.
Đơn vị đo của khối lượng riêng là kg còn đơn vị đo của trọng lượng riêng sẽ là KN. Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta rất dễ đánh đồng và nhầm lẫn giữa khái niệm khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Bảng tra trọng lượng thép chính xác, mới nhất
Nếu bận rộn, bạn có thể áp dụng số liệu trong bảng tra dưới đây về trọng lượng thép. Tính chính xác đã được đảm bảo.
Một số cách tính trọng lượng riêng những loại thép tấm thông dụng
Bên cạnh thép tròn đặc, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng nhiều loại thép khác nhau như thép tấm, thép ống, thép hộp vuông… Và dưới đây, chúng tôi xin gửi đến bạn các công thức tính chính xác.
Đối với thép ống
Trọng lượng = (0.003141 x độ dày x đường kính bên ngoài – độ dày) x 7.85 x chiều dài.
Đối với thép tấm
Trọng lượng = độ dày x chiều rộng x chiều dài x 7,85 (g/cm3).
Đối với thép hộp vuông
Trọng lượng = (4 x độ dày x cạnh – 4 x độ dày x độ dày) x 7,85 (g/cm3) x chiều dài.
Đối với thép hộp chữ nhật
Trọng lượng = (2 x độ dày x (cạnh 1mm + cạnh 2mm) – 4 x độ dày x độ dày) x 7,85 (g/cm3) x 0,001 x chiều dài.
Đối với thép thanh lá
Trọng lượng = 0,001 x chiều rộng x độ dày x 7,85 (g/cm3) x chiều dài.
Đối với thép đặc vuông
Trọng lượng = 0,0007854 x đường kính ngoài x đường kính ngoài x 7,85 (g/cm3) x chiều dài.
Bạn đã hiểu và nắm vững được trọng lượng thép qua các chia sẻ trong bài viết ở trên chưa? Hy vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích giúp bạn tính toán trọng lượng và ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Tham khảo thêm bài viết: Chi tiết bảng màu sơn Jotun đầy đủ các loại nội và ngoại thất
Nhận tư vấn miễn phí tại Hotline: 070.494.7777